1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. 5 lưu ý quan trọng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt

5 lưu ý quan trọng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

5 lưu ý quan trọng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt  gif5 

Nuôi trẻ nhỏ luôn cần lưu ý đặc biệt trong những lần bé ốm. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua 5 lưu ý quan trọng khi chăm trẻ ốm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách nhé!

5-luu-y-quan-trong-khi-cho-tre-uong-thuoc-ha-sot 

Kinh nghiệm chăm trẻ khi bị ốm 

1. Cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy phụ huynh nên nắm vững cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt để có thể giúp con vượt qua cơn sốt hiệu quả.

1.1. Khi nào cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

Không phải tất cả mọi lúc sốt đều cần cho bé uống thuốc. Nhiều phụ huynh thường cảm thấy lo lắng khi con vừa chớm sốt khoảng 37.5 độ C. Liệu trẻ sốt dưới 38 độ có nên cho uống thuốc?

Xem thêm: 5 Dấu Hiệu Trẻ Thiếu Canxi Và Giải Pháp Sữa Aptamil Anh! 

Những trường hợp thân nhiệt của trẻ 38 độ C được xem là sốt nhẹ. Chính vì vậy nếu thân nhiệt từ 38 độ C đổ xuống thì chưa nên dùng thuốc hạ sốt vội. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước và sữa để hạ nhiệt cho cơ thể. Trẻ trên 6 tháng bị sốt có thể kết hợp cho bé uống sữa và nước Oresol bù điện giải.

Sốt là phản ứng cơ thể bị một virus nào đó xâm nhập. Sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: viêm họng, thuỷ đậu, mọc răng, ngộ độc thực phẩm,… Ngoài ra cũng có thể do trẻ đang phải điều trị với thuốc và xảy ra tác dụng phụ là sốt. Thời điểm hợp lý để bố mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt là khi thân nhiệt từ 38.5 độ C trở lên.

5-luu-y-quan-trong-khi-cho-tre-uong-thuoc-ha-sot_2 

Không phải lúc nào thân nhiệt tăng cũng có thể cho bé uống hạ sốt

1.2. Hướng dẫn chi tiết cách cho bé uống hạ sốt

Sau khi biết được trẻ con sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc, bố mẹ hãy lưu lại cách cho con uống đúng nhất nhé!

Xem thêm: Cách Cho Trẻ Uống Thuốc Không Bị Nôn Dễ Dàng Và Hiệu Quả

Thuốc hạ sốt có liều lượng và phù hợp với các độ tuổi riêng. Bạn nên cho bé uống đúng loại thuốc phù hợp độ tuổi. Không tuỳ ý phối thuốc để tránh xuất hiện các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, tổn thương gan. Hãy trẻ uống nhiều nước khi thân nhiệt tăng. Không tự ý truyền dịch vì điều này không thực sự cần thiết khi con vẫn tỉnh táo. Truyền dịch chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra, khá nhiều bố mẹ thắc mắc uống thuốc hạ sốt cho trẻ cách mấy tiếng? Mỗi loại thuốc hạ sốt thời gian hiệu lực khác nhau. Do vậy, tuỳ mỗi loại thuốc mà thay đổi khoảng cách thời gian giữa các liều. Theo các chuyên gia, cứ 1kg cân nặng của trẻ thì có thể sử dụng 10-15 mg Paracetamol/lần uống. Khoảng cách uống giữa các lần là từ 4-6 tiếng.

5-luu-y-quan-trong-khi-cho-tre-uong-thuoc-ha-sot_3 

Khoảng thời gian cách giữa các lần uống phải đảm bảo phù hợp

1.3. Biến chứng khi không xử lý kịp thời tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ

Trẻ sốt cao có thể dẫn đến co giật, nhất là với các bé từ 6-18 tháng. Cơn co giật diễn ra trong khoảng dưới 5 phút, sau đó trẻ sẽ tỉnh táo. Tuy nhiên, sốt cao co giật mà không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: ngạt thở, thiếu oxy lên não khiến não bị tổn thương nghiêm trọng,...

Nếu trẻ bị co giật khi sốt, phụ huynh nên thực hiện như sau:

  • Đặt trẻ nằm nghiêng để đờm, nhớt dãi chảy ra ngoài, tránh khiến đường thở bị tắc
  • Tiến hành hút đờm nếu có quá nhiều
  • Nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn
  • Cởi bớt quần áo của trẻ để hạ thân nhiệt
  • Dùng khăn ấm lau người trẻ nhanh hạ sốt
  • Sau khi sơ cứu xong, hãy tức tốc đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi

5-luu-y-quan-trong-khi-cho-tre-uong-thuoc-ha-sot_4 

Sốt cao kéo dài dễ gây ra biến chứng nguy hiểm

2. Nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Thay vì quá lo lắng cho trẻ uống thuốc hạ sốt, việc đầu tiên bố mẹ nên làm là chườm cơ thể cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm ở khu vực nách, cổ, trán, bẹn cho bé. Cách 15 phút/lần cho tới khi thân nhiệt hạ. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát cũng là điều mà phụ huynh nên làm lúc này.

Xem thêm: Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh - Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Ngoài ra, bố mẹ nên cho con uống thật nhiều nước. Bổ sung sữa để bù nước cho cơ thể. Để tránh bé bị mệt, kiệt sức do ốm, bố mẹ có thể tham khảo dòng sữa Aptamil với bảng thành phần lý tưởng để bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé.

5-luu-y-quan-trong-khi-cho-tre-uong-thuoc-ha-sot_5 

Truyền dịch cho trẻ bị sốt cần có sự tư vấn của bác sĩ

3. Ghi nhớ 5 lưu ý quan trọng khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Để hạn chế tối đa rủi ro khi cho bé uống thuốc hạ sốt tại nhà, bố mẹ cần lưu lại 5 lưu ý sau đây:

  • Xác định rõ các thành phần của thuốc trước khi dùng. Tốt nhất là bố mẹ nên tham khảo liều uống thuốc hạ sốt cho trẻ từ bác sĩ. Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ nên cho trẻ tới cơ sở y tế.
  • Không cùng lúc dùng nhiều loại thuốc hạ sốt để tránh việc trẻ bị ngộ độc do dùng quá liều.
  • Thuốc hạ sốt có những hàm lượng khác nhau. Vì vậy cần chú ý dùng đúng độ tuổi, cân nặng của trẻ và thời gian cách giữa các liều.
  • Khi trẻ bị sốt cao kéo dài không có dấu hiệu giảm, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây trẻ bị sốt thay vì tuỳ tiện dùng thuốc.
  • Đừng quên bù nước cho bé khi bị sốt.

Trên đây là một vài lưu ý cốt yếu để cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách. Bố mẹ nên thật bình tĩnh để có thể xử lý kịp thời và hiệu quả nhất. Theo dõi Ecolife để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ nhé!

 

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (5 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

Vượt cạn - Hành trình vượt cạn an toàn cho mẹ

 “Vượt cạn” cũng là một cụm từ để chỉ về quá trình không hề dễ dàng đối với những người phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu ngay nhé.
Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con có phải là một trình trạng nguy hiểm?

Bất đồng nhóm máu mẹ con là một tình trạng không phù hợp về nhóm máu giữa mẹ và con trong quá trình mang thai.  Hãy cùng theo chân Ecolife tìm hiểu tình trạng này ngay nhé.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất cho các chị em

Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả với các biện pháp tự nhiên. Tìm hiểu những phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại đây.
Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo giúp bé phát triển ngay trong bụng mẹ

Nhạc thai giáo đang được coi là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ em phát triển tốt hơn khi ở trong bụng mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh nỗi ám ảnh của các chị em

Đau bụng kinh là một điều thường gặp trong quá trình kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều phụ nữ có thể trải qua những cơn đau này và không cảm thấy khó chịu.
Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai liệu có phải là một phương pháp an toàn?

Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn sử dụng. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu nhé.
Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ những điều các chị em cần phải biết

Rối loạn nội tiết tố nữ là một vấn đề sức khỏe quan trọng đối với phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh tình trạng nhất định đừng bỏ qua!

Rong kinh là dấu hiệu máu chảy nhiều bất thường so với kỳ nguyệt san thông thường. Vậy nguyên dân bắt nguồn từ đâu?
Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là một thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, nhưng bà bầu dọa sinh non có nên uống nước dừa không?
Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Phụ nữ tiền mãn kinh nên chăm sóc cơ thể như thế nào?

Tiền mãn kinh là giai đoạn báo hiệu cơ thể chị em phụ nữ sắp bước sang giai đoạn mất kinh nguyệt. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường xuất hiện trước giai đoạn mãn kinh khoảng 4 năm.