1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè theo chế độ thực dưỡng

Kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè theo chế độ thực dưỡng

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Kinh nghiệm ăn gạo lứt muối mè theo chế độ thực dưỡng

Thực dưỡng được hiểu nôm na là cách ăn uống và sinh hoạt điều độ phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng thì ngũ cốc được sử dụng làm thực phẩm chính, mà ở Việt Nam gạo lứt được ưu tiên lựa chọn hơn hẳn bởi những tính năng vượt trội và phù hợp với thói quen ăn uống của người Việt.

Gạo lứt là thực phẩm chính trong chế độ ăn thực dưỡng

1. Lợi ích của gạo lứt trong chế độ ăn thực dưỡng 

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gạo lứt có vị ngọt, tính bình, có công dụng trong việc điều hòa huyết áp, tim mạch và ổn định lượng đường trong máu. Gạo lứt là loại ngũ cốc nguyên hạt trong quá trình xay xát chế biến chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài và vẫn còn giữ lại được lớp màng và phôi chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Lớp màng cám và phôi chiếm tỷ lệ rất " khiêm tốn " nhưng mang lại giá trị rất cao về mặt dinh dưỡng. 

Với thành phần chất xơ gấp đôi các loại gạo trắng thông thường gạo lứt giúp kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể, ổn định huyết áp, tim mạch, hỗ trợ giảm cân, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và làm cơ thể đào thải các chất độc ra bên ngoài. 

Gạo lứt mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Lượng đạm cao cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, phục vụ cho mọi hoạt động sống của cơ thể. 

Mangan trong gạo lứt chiếm tỉ lệ thấp nhưng có chức năng hỗ trợ cho hoạt động bình thường của não bộ, hệ thần kinh, điều tiết và kích thích sản sinh các enzyme khác. 

Ngoài ra loại vi chất này còn giúp đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Khác với gạo trắng, gạo lứt cũng rất giàu lượng magie. Theo nghiên cứu , magie là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chắc khỏe, tim mạch ổn định và lượng đường trong máu duy trì ở mức bình thường.

Các loại Vitamin nhóm B giữ một vai trò trọng yếu, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ cho các hoạt động và sự phát triển của hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm cả da và tóc. Vitamin B còn hỗ trợ cho quá trình hấp thu và trao đổi chất của các thế bào diễn ra hiệu quả hơn

2. Cách nấu cơm gạo lứt muối mè tốt nhất. 

2.1 Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường

Nấu cơm gạo lứt bằng nồi thường

Ngâm gạo lứt khoảng 8 - 12 tiếng với nước ấm để gạo được mềm. Cho gạo đã ngâm vào nồi và đổ nước theo tỷ lệ 1 gạo và 2 nước cho thêm 1 ít muối vào nồi và khuấy đều. Nấu cho sôi bùng lên và vặn nhỏ lửa riu riu ( lửa thật nhỏ) khoảng 20 phút. Sau đó tắt bếp vẫn đậy kỹ nắp khoảng 10 phút để cơm được chín đều và mềm dẻo hơn.

2.2 Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất

gao-lut-14_1 

Ngâm gạo lứt trong nước ấm khoảng 8- 12 tiếng để gạo được nở mềm và chín đều hơn. Cho gạo và nước vào nồi theo tỉ lệ 1 gạo và 2 nước cùng 1/4 muỗng cà phê muối hầm. Nấu sôi xì hơi và tắt bếp. Để yên khoảng 15 phút. Sau đó bắt lên nấu tiếp khoảng 15 phút với lửa nhỏ cho đến khi chín.

2.3 Hướng dẫn nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện. 

Ngâm gạo lứt với nước ấm khoảng 8 -18 tiếng. Cho vào nồi theo tỉ lệ 1 gạo và 2 nước cùng với 1/4 muỗng cà phê muối hầm. Cắm điện bật chế độ nấu như bình thường, nấu cho đến khi cơm chín và nồi chuyển sang chế độ warm, Để nguyên trong vòng 20 phút thì cơm chín mềm ( không xới cơm)

2.4 Hướng dẫn cách rang muối mè

gao-lut-15_1 

Cho mè vào thau nước đầy, đãi với mè nổi trên mặt nước và bỏ phần cắt, sạn bị lắng xuống đáy thau. Vớt mè ra đĩa hoặc mâm để phơi cho ráo nước.  Sau khi mè đã ráo sơ nước ( không cần để khô ) Cho mè lên chảo nóng và khuấy nhanh, đều tay cho đến khi dậy mùi thơm và nghe tiếng nổ tách thì tắt bếp. Cho mè chín ra thau và đậy kín liền. Để khoảng 10 phút cho mè nguội và  cho vào cối giã chung với muối hầm. Cứ 20 muỗng mè ta cho thêm 1 muống muối hầm. Muối mè bảo quản được trong 4 ngày. 

Tham khảo>>> Thực dưỡng - nghệ thuật sống lành mạnh cho sức khỏe 

3. Cách ăn cơm gạo lứt muối mè theo chế độ thực dưỡng. 

Khi múc cơm gạo lứt ra chén, không được xới cơm lên, chỉ xắn cơm trên nồi từ trên xuống dưới để lấy đủ âm dương. Bới một lượng vừa đủ ra chén , để nguyên phần cơm dư lại cho lần ăn tiếp theo và cũng không được xới lên. Một chén cơm sẽ ăn kèm với 4 muỗng cà phê muối mè đã nghiền. 

gao-lut-16_1 

Ăn chậm và nhai thật kỹ ( nhai trên 100 lần) cho đến khi cơm thật nhuyễn và cảm thấy nước có vị ngọt mới nuốt. Nhai kỹ để cơ thể hấp thụ hoàn toàn chất dinh dưỡng của thức ăn một cách dễ dàng, nhanh chóng và lượng đường sau mỗi bữa ăn không bị tăng đột ngột. Có thể ăn nhiều lần trong ngày khi cảm thấy đói, tuy nhiên không được ăn no một lần. Trước khi ngủ 2 tiếng không được ăn

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, quý độc giả sẽ có thêm những thông tin về lợi ích của chế độ ăn thực dưỡng bằng gạo lứt muối mè và phương pháp sử dụng gạo lứt muối mè sao cho đúng chuẩn của thực dưỡng nhằm phát huy được tối đa công dụng của phương pháp này.  

Đánh giá

Kết quả 5.0/5 (1 đánh giá)

Bài viết mới nhất

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai - Dấu hiệu và những điều mẹ bầu cần biết

Song thai được xem như là niềm vui nhân hai của các bậc cha mẹ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe của phụ nữ. Tất cả thông tin về vấn đề này sẽ được Ecolife cung cấp  qua bài viết này.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối những điều mẹ bầu cần biết

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường nhất là vào , mẹ bầu cần biết những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.
Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang - Ăn gì khỏi bệnh nhanh chóng?

Buồng trứng đa nang là gì? Phải ăn gì để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu, giúp cơ thể cải thiện các triệu chứng? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh thường xuyên – chị em phụ nữ đừng chủ quan!

Chậm kinh là vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về tình trạng này nhé.
Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh được ghi nhận đang có nguy cơ tăng cao. Cùng Ecolife tìm hiểu về căn bệnh này.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chi tiết nhất

Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc được vô cùng nhiều người quan tâm.Tham khảo ngay những kinh nghiệm được đúc rút trong bài viết dưới đây cùng Ecolife nhé!
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ - Chỉ số cảnh báo nguy hiểm?

Các chỉ số tiểu đường thai kỳ thể hiện tình trạng sức khỏe của mẹ bầu hiện có đang mắc tiểu đường thai kỳ không. Cùng Ecolife tìm hiểu về chỉ số này nhé.
Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ - Những điều cần biết tránh gây nguy hiểm đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn lượng đường, gây nhiều nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu về thông tin này nhé.
Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Dây rốn thắt nút - Cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi!

Hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe qua cụm từ “Dây rốn thắt nút”. Hãy cùng Ecolife tìm hiểu trong bài viết dưới đây.