Mẹ bầu kiêng ăn rau gì? Mẹ bầu uống tảo xoắn Spirulina được không?
Mẹ bầu kiêng ăn rau gì? Mẹ bầu uống tảo xoắn Spirulina được không?
Trong giai đoạn mang thai, mọi thứ mà mẹ bầu đưa vào cơ thể đều cần chú trọng để bảo đảm sự an toàn cho thai nhi. Vì vậy, để biết mẹ bầu nên kiêng ăn rau gì, liệu bầu ăn rau muống được không thì bạn đọc đừng bỏ qua chia sẻ của Ecolife dưới đây nhé!
1. Bà bầu ăn rau muống được không?
Trong các loại rau có thể ăn được cho bà bầu, rau muống cũng có mặt. Cụ thể, rau muống có chứa nhiều acid folic tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, bà bầu nên ăn rau muống để bổ sung acid folic cho cơ thể trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Chất này giúp hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế ăn rau muống trong 3 tháng đầu mang thai do thời điểm này nhạy cảm.
Thai phụ nên ăn rau muống 2-3 lần/tuần, nhưng không phù hợp với những người có đường tiêu hoá kém hay bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, ăn rau muống có thể kích thích sẹo đầy lên. Nếu ăn quá nhiều rau muống sau sinh mổ có thể làm vết sẹo của bạn lồi ra và trông mất thẩm mỹ hơn.
Rau muống là món ăn yêu thích của người Việt
2. Bà bầu ăn rau má được không?
Rau má có nhiều công dụng, giúp cơ thể thanh lọc và giải nhiệt. Bà bầu vẫn có thể ăn hoặc uống nước rau má với liều lượng vừa phải để hỗ trợ sức khoẻ cho thai phụ và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu, bà bầu nên tránh loại thực phẩm này vì nó có nguy cơ gây ra sảy thai khi sử dụng liều lượng quá nhiều. Vì vậy, bầu dưới 3 tháng nên kiêng ăn rau má. Nhất là người có tiền sử động thai, sảy thai, khó giữ thai,…
Từ tháng thứ 4 trở đi, nếu thai phụ bị táo bón, khó tiêu có thể uống 1-2 ly rau má mỗi tuần. Tuy nhiên, không nên sử dụng rau má liên tục và lạm dụng nhiều nhé!
Rau má hỗ trợ thải nhiệt và độc tố cơ thể tuyệt vời
>>> Xem thêm: Các bệnh thường gặp nhất ở mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ!
3. Bà bầu ăn rau ngót được không?
Rau ngót giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng,… Có chứa vitamin K – một loại vitamin hiếm có trong thực vật. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa papaverin - một chất gây co thắt tử cung gây nguy cơ sảy thai rất cao. Dược thư Việt Nam 2002 đã khuyến cáo: Phụ nữ mang thai không được dùng papaverin hay các thực phẩm, sản phẩm có chứa chất này!
4. Bà bầu ăn rau dền được không?
Một loại rau cũng được rất nhiều gia đình yêu thích trong mỗi bữa cơm là rau dền. Tuy nhiên loại rau này có dành cho bà bầu không?
Rau dền có chứa nhiều vitamin giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi ở cuối thai kỳ. Loại rau này không phù hợp với người đang bị tiêu chảy, thai nhi có hư hàn, hay những người bị thấp khớp, gout, sỏi. Ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn loại rau này. Nhưng những tháng cuối thì việc tích cực cực ăn rau dền có thể giúp bạn vượt cạn một cách dễ dàng.
Ba tháng đầu thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn rau dền
>>> Xem thêm: Bí Quyết Dùng Tảo Xoắn Thay Rau Hồi Sức Cực Nhanh Cho Mẹ Bỉm Sau Sinh
5. Bà bầu ăn rau lang được không?
Bà bầu có thể ăn rau lang, loại rau này chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Giúp mẹ bầu nhuận tràng và ngăn ngừa hiệu quả chứng táo bón. Khác với một số loại rau khác, rau lang phù hợp với cả giai đoạn bầu 3 tháng đầu. Đây là loại rau được liệt kê vào hàng thực phẩm “vàng” tốt cho sức khoẻ của thai kỳ.
6. Bà bầu ăn rau răm được không?
Rau răm thuộc top thực phẩm không phù hợp với thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu. Bởi các chất trong loại rau này có thể làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai cho thai phụ.
7. Bà bầu ăn rau đắng được không?
Rau đắng không tốt cho sức khoẻ thai phụ và thai nhi do nó làm co bóp tử cung, dễ gây sảy thai và xuất huyết. Vì vậy không ăn rau đắng khi mang thai. Nhất là trong 3 tháng đầu tiên mang thai.
Bà bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ sản phẩm nào vào cơ thể
8. Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?
Canh rau mồng tơi chứa một lượng chất nhầy pectin giúp làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra còn chứa khá nhiều loại vitamin khác nên khá tốt cho sức khoẻ. Loại rau này được nhận định là phù hợp với bà bầu, giúp giảm táo bón, cung cấp canxi, tăng cường đề kháng và cải thiện thị lực.
Tuy nhiên nếu bị tiêu chảy, mắc các bệnh về thận thì không nên ăn loại rau này mẹ nhé!
9. Bà bầu có uống được tảo xoắn Spirulina không?
Trên đây Ecolife đã liệt kê một số loại rau phổ biến thường gặp trong mâm cơm hằng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều loại rau khác mà mẹ bầu có thể sẽ thắc mắc có được ăn hay không. Vậy nên, để đảm bảo không gây hại cho sức khoẻ thai nhi mà vẫn cung cấp đầy đủ chất xơ và các loại vitamin trong rau cho mẹ thì tảo xoắn Spirulina chính là một giải pháp tuyệt vời.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Tất Cả Các Sản Phẩm Tảo Xoắn Spirulina Tại Ecolife (Phần 2 - Cuối)
Nếu các bạn chưa biết thì tảo xoắn Spirulina là một loại siêu thực phẩm giàu dưỡng nhất nhất trên Trái Đất, chứa các loại vitamin, chất xơ và chất diệp lục gấp 50 lần rau củ quả thông thường.
Ngoài ra, hàm lượng chất đạm (protein thực vật) trong tảo Spirulina cũng cao hơn bất kỳ loại thực phẩm tự nhiên nào khác rất cao, từ 60 - 70% và gấp 3 lần so với thịt bò. Vậy câu hỏi đặt ra là, liệu sản phẩm này có phù hợp với bà bầu không?
Tảo xoắn Spirulina được Tổ chức y tế thế giới (WTO) công nhận là siêu thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tốt nhất của loài người trong thế kỷ XXI. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) – Hoa Kỳ cũng công nhận đây là một trong những nguồn cung protein tốt nhất. Hơn hai triệu trẻ em trên 30 nước của thế giới đã được tổ chức IIMSAM của Liên Hiệp Quốc dùng loại tảo này để chữa bệnh suy dinh dưỡng (theo www.iimsam.org). Vì vậy phụ nữ mang thai và đang cho con bú có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung tảo Spirulina cho cơ thể để tăng dưỡng chất và đề kháng cho thai nhi.
Chỉ duy nhất tảo xoắn Spirulina được công nhận là có lợi cho sức khoẻ mẹ bầu
Để mua tảo Spirulina chính hãng, mẹ bầu nên tham khảo nguồn phân phối uy tín. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tảo xoắn chính hãng tại Ecolife. Chúng tôi đã đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng Việt tin tưởng và chọn lựa.
>>> Xem thêm: Mua tảo xoắn ở đâu tốt? So sánh tảo Việt với tảo nhập khẩu
Bình luận Facebook