Gạo lứt có tốt cho bà bầu không
Gạo lứt có tốt cho bà bầu không ?
Khi trong giai đoạn mang thai, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của bé. Thực phẩm mà bạn ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, việc lựa chọn thực phẩm đúng cách là vô cùng điều quan trọng.
Khi mang thai bạn cần rất nhiều năng lượng so với bình thường, vì vậy cần phải nộp đủ lượng ngũ cốc theo khuyến nghị. Trong đó, các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo mầm, yến mạch,.... Sẽ là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ, chất sắt cùng các vitamin B giúp cho bé tăng trưởng và phát triển tốt. Vậy gạo lứt mang lại những lợi ích gì cho phụ nữ mang thai ? Hãy cùng đại lý gạo ở EcoLife khám phá ngay qua những chia sẻ dưới đây.
1. Vì sao nên sử dụng gạo trắng để thay thế gạo lứt?
Lượng calo có trong gạo lứt và gạo trắng là như nhau. Tuy nhiên chúng khác biệt ở giá trị dinh dưỡng
Sở dĩ gạo lứt chứa nguồn dưỡng chất dồi dào hơn gạo trắng là do trong quá trình xay xát chúng được giữ lại tất cả các thành phần chứa nhiều dinh dưỡng như mầm, lớp vỏ cám. Các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein,...vốn có giá trị dinh dưỡng cao được giữ lại nguyên vẹn trong gạo lứt.
Đây là lý do mà tại sao nhiều người cho rằng sử dụng gạo lứt trong thai kỳ là một sự lựa chọn lành mạnh.
2. Những tác dụng của gạo lứt cho mẹ bầu
2.1 Giàu chất chống oxy hóa
Ăn gạo lứt trong thời kỳ mang thai là một sự lựa chọn hoàn hảo. Vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa. Đặc biệt, chất anthocyanin được tìm thấy phổ biến trong các loại gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt huyết rồng, gạo lứt Tím Than,.. Giúp bảo vệ cơ tim, làm chậm quá trình lão hóa sớm và tránh những tổn thương do các tế bào gốc tự do gây ra.
2.2 Giảm mất ngủ
Khi mang thai thường cơ thể sẽ có rất nhiều biến đổi tâm trạng và mất ngủ. Tiêu thụ gạo lứt trong thời kỳ mang thai có thể giúp chữa chứng mất ngủ vì nó có chứa melatonin, một loại hormone “ngủ” giúp thư giãn các dây thần kinh và do đó nâng cao chất lượng giấc ngủ. Và đặc biệt, đối với các loại gạo lứt nảy mầm, chúng cung cấp một lượng lớp chất GABA, rất có lợi trong việc chống lại căng thẳng và thay đổi tâm trạng khi mang thai.
2.3 Giàu chất xơ
Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt giúp điều chỉnh huyết áp, cholesterol và quản lý cân nặng hiệu quả. Và chất xơ còn là chìa khóa giúp cơ thể tránh khỏi những bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, tiểu đường, ung thư vú, táo bón,...
2.4 Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé
Magie trong gạo lứt rất hữu ích cho sự phát triển của não bộ và tăng khả năng nhận thức trong tương lai cho bé. Magie cùng với canxi giúp xương và răng chắc khỏe.
Mangan rất tốt cho sự phát triển của xương, điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động của dây thần kinh và chữa lành vết thương.
Tiêu thụ gạo lứt trong thời kỳ mang thai có thể có lợi cho một trong những khoáng chất quan trọng này. Sự thiếu hụt mangan có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khả năng sinh sản thấp, suy giảm khả năng tăng trưởng, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
2.5 Giúp duy trì huyết áp:
Ổn định huyết áp luôn là mối quan tâm hàng đầu trong thai kỳ. Tiêu thụ gạo lứt khi mang thai giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh nở an toàn.
2.6 Giúp chống lại bệnh tiểu đường thai kỳ:
Sự hiện diện của chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Do đó, ăn gạo lứt khi mang thai giúp chống lại bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp trong quá trình mang bầu.
3. Những thắc mắc về ăn gạo lứt khi mang thai?
3.1 Ăn gạo lứt có an toàn khi mang thai không?
Như đã giải thích ở trên, với hàm lượng dinh dưỡng khá ấn tượng và những lợi ích vượt trội mà gạo lứt mang đến cho sức khỏe. Thì đây chính là một lựa chọn lành mạnh cho cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cần tiêu thụ một cách cách điều độ và bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác cho thực đơn mẹ bầu.
3.2 Ăn gạo lứt bao nhiêu là an toàn khi mang thai?
Khi nói đến việc ăn uống trong giai đoạn thai kỳ, một chế độ dinh dưỡng điều độ là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Hãy ăn một lượng vừa đủ theo những khuyến cáo của bác sĩ.
Đặc biệt nếu bạn được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá nhanh, bác sĩ đưa ra lời khuyên bận cần phải giảm lượng cơm hàng ngày . Mặc dù những lợi ích của gạo lứt trong thai kỳ là rất nhiều. Tuy nghiên, nhưng cần phải giảm lượng cơm ăn hàng ngày và không nên ăn quá nhiều gạo lứt trong thời gian dài.
3.3 Những nguy cơ khi sử dụng gạo lứt trong thai kỳ?
Nhiễm độc asen là một nỗi lo rất lớn khi ăn gạo lứt trong khi mang thai. Vì vậy, để hạn chế những nguy cơ thể xảy ra, trước khi nâú có thể ngâm trong vòng 12 đến 24 tiếng, và vo thật sạch để loại bỏ chúng ra khỏi gạo.
Sử dụng gạo lứt một lượng quá nhiều có thể gây ra những tác dụng vụ như: Tăng trọng lượng cơ thể, tăng lượng đường trong máu,...
Gạo lứt thường khá cứng, nếu nhai không kĩ sẽ dễ bị đau dạ dày và gây hại cho bé.
Sử dụng nguồn gạo lứt không đảm bảo, còn tồn dư nhiều thuốc trừ sâu và hóa chất sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Để đặt mua gạo lứt sạch, mẹ bầu có thể tham khảo thông tin tại website: phanphoi.com.vn hoặc liên hệ hotline: 0932 788 299 để có thêm nhiều thông tin hữu ích và lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.
Bình luận Facebook